Khám phá Lớp Học Chapter Presentation Skills tại PTS Education. Nơi bạn rèn luyện kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp và hiệu quả. Khám phá ngay!
Bạn có biết, kỹ năng thuyết trình không chỉ giúp bạn tự tin trước đám đông mà còn là chìa khóa để gây ấn tượng và truyền tải ý tưởng một cách hiệu quả? Để phát triển và nâng cao khả năng này, việc tham gia một lớp học kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp là lựa chọn hoàn hảo.
Lớp Học Chapter Presentation Skills tại PTS Education chính là nơi giúp bạn rèn luyện các kỹ năng thuyết trình tiếng Anh, kỹ năng thuyết trình trước đám đông, và cả cách dẫn dắt vào bài thuyết trình sao cho cuốn hút.
Cùng khám phá 7 kỹ năng quan trọng được giảng dạy trong lớp học này để bạn chinh phục mọi buổi thuyết trình!
Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình
Trong hành trình du học, kỹ năng thuyết trình đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp và học tập trong môi trường quốc tế.
Từ việc tham gia các buổi thảo luận, thuyết trình nhóm đến trình bày ý tưởng trong các dự án, kỹ năng này là yếu tố giúp bạn nổi bật và ghi điểm với giảng viên, bạn bè quốc tế.
Đặc biệt, khi học tập bằng ngôn ngữ nước ngoài, việc rèn luyện kỹ năng thuyết trình tiếng Anh không chỉ cải thiện khả năng ngôn ngữ mà còn giúp bạn làm chủ các tình huống trước đám đông.
Những kiến thức này có thể được phát triển thông qua các lớp học kỹ năng thuyết trình, nơi bạn học cách xây dựng nội dung logic, sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp và dẫn dắt vào bài thuyết trình một cách chuyên nghiệp.
7 kỹ năng thuyết trình bạn cần biết
Để trở thành một người thuyết trình tự tin và cuốn hút, bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng thuyết trình quan trọng.
Đây không chỉ là công cụ hỗ trợ trong giao tiếp mà còn là chìa khóa giúp bạn chinh phục mọi buổi trình bày, đặc biệt trong môi trường học tập và làm việc quốc tế. Dưới đây là 7 kỹ năng bạn cần nắm vững:
#1 Kỹ năng mở đầu ấn tượng
Mở đầu bài thuyết trình là bước quan trọng để gây ấn tượng mạnh mẽ và thu hút sự chú ý của khán giả. Đây là lúc bạn tạo động lực cho người nghe tiếp tục lắng nghe nội dung chính. Để thực hiện kỹ năng này hiệu quả, bạn cần sáng tạo và cân nhắc cách tiếp cận phù hợp với đối tượng khán giả.
Bạn có thể lựa chọn những cách sau:
- Những câu hỏi bất ngờ hoặc liên quan trực tiếp đến cuộc sống của khán giả.
- Chia sẻ một câu chuyện ngắn hoặc trải nghiệm cá nhân.
- Dẫn dắt bằng một số liệu gây ấn tượng.
- Sử dụng hình ảnh hoặc video thu hút.
Lưu ý:
- Hiểu rõ đối tượng khán giả để lựa chọn phương pháp phù hợp.
- Mở đầu không nên kéo dài quá lâu, chỉ cần khoảng 1-2 phút là đủ.
- Đừng cố gắng tạo ấn tượng bằng cách phức tạp hóa vấn đề.
#2 Kỹ năng kể chuyện (Storytelling)
Kỹ năng storytelling trong thuyết trình không chỉ là cách truyền đạt thông tin mà còn là nghệ thuật kết nối cảm xúc và tạo ấn tượng sâu sắc với khán giả.
Bằng việc sử dụng câu chuyện liên quan, bạn có thể khiến nội dung trở nên sống động, dễ nhớ hơn và giúp người nghe cảm nhận được thông điệp một cách tự nhiên.
Một bài thuyết trình hiệu quả không chỉ cung cấp dữ liệu khô khan mà còn biết cách dẫn dắt bằng những câu chuyện chân thật, hài hước hoặc truyền cảm hứng.
Hãy lựa chọn câu chuyện liên quan đến chủ đề thuyết trình để tạo sự kết nối. Ví dụ, trong một lớp học kỹ năng thuyết trình, bạn có thể kể về lần đầu tiên vượt qua nỗi sợ hãi nói trước đám đông. Điều này không chỉ khuyến khích mà còn thúc đẩy khán giả đồng cảm và học hỏi từ trải nghiệm của bạn.
Bạn cũng nên mở đầu bằng cách giới thiệu bối cảnh và nhân vật chính. Sự rõ ràng này giúp khán giả dễ dàng theo dõi câu chuyện. Ví dụ: “Vào năm 2020, trong một ngôi làng nhỏ, một nhóm học sinh đã có ý tưởng đơn giản nhưng thay đổi cách học tập mãi mãi…”
Miêu tả sống động bằng cách sử dụng các từ ngữ gợi hình, gợi cảm giác cũng là cách “thêm gia vị” cho câu chuyện của bạn. Đồng thời, điều chỉnh giọng điệu linh hoạt để làm nổi bật những chi tiết quan trọng, giúp câu chuyện trở nên sống động hơn.
Cuối cùng, bạn nên lồng ghép câu hỏi hoặc yêu cầu khán giả tưởng tượng vào câu chuyện. Ví dụ: “Bạn sẽ làm gì nếu đứng trước một quyết định khó khăn như thế này?” Điều này khuyến khích sự tham gia và duy trì sự chú ý.
#3 Kỹ năng sử dụng hình ảnh và công cụ trực quan
Sử dụng hình ảnh và công cụ trực quan là một trong những cách hiệu quả nhất để làm bài thuyết trình trở nên sinh động và dễ hiểu hơn. Khi bạn sử dụng các công cụ như PowerPoint, Canva hay Prezi, hãy chọn những hình ảnh minh họa rõ ràng, liên quan trực tiếp đến nội dung mà bạn đang trình bày.
Ví dụ, nếu bạn đang thuyết trình về sự biến đổi khí hậu, bạn có thể sử dụng đồ thị nhiệt độ thay đổi qua các năm hoặc hình ảnh về các hiện tượng thiên nhiên bất thường để minh họa.
Lưu ý khi sử dụng hình ảnh:
- Đảm bảo tính chất lượng và sắc nét: Hình ảnh phải rõ ràng, không bị mờ hoặc bị cắt xén.
- Tránh lạm dụng hình ảnh: Không nên sử dụng quá nhiều hình ảnh gây phân tán sự chú ý của người nghe. Hãy chọn lọc những hình ảnh có thể làm nổi bật hoặc làm rõ nội dung.
- Tạo sự đồng bộ giữa văn bản và hình ảnh: Hình ảnh nên bổ sung cho những thông tin văn bản, giúp người nghe dễ dàng tiếp thu thông tin hơn.
#4 Kỹ năng làm chủ giọng nói
Giọng nói là công cụ mạnh mẽ trong thuyết trình, có thể giúp bạn truyền đạt cảm xúc và làm bài thuyết trình thêm hấp dẫn. Để làm chủ giọng nói, bạn cần chú ý đến các yếu tố như tốc độ, âm lượng, và ngữ điệu.
Hãy nói chậm rãi và rõ ràng khi nhấn mạnh những điểm quan trọng, để người nghe có thời gian tiếp nhận thông tin. Khi chuyển sang những phần ít quan trọng hơn, bạn có thể nói nhanh hơn để tạo sự thay đổi và tránh gây nhàm chán.
Thay đổi âm lượng giúp làm nổi bật những câu hoặc từ cần nhấn mạnh, đồng thời cũng giữ cho người nghe không cảm thấy buồn tẻ. Ngữ điệu thay đổi sẽ giúp làm bài thuyết trình có sức sống hơn, tránh tình trạng nói một màu.
#5 Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ
Giao tiếp phi ngôn ngữ (body language) là một yếu tố quan trọng giúp bạn tạo ấn tượng và kết nối với khán giả. Các yếu tố như ánh mắt, cử chỉ tay, và tư thế đứng sẽ giúp bạn thể hiện sự tự tin và thuyết phục hơn trong mắt người nghe.
Duy trì giao tiếp bằng ánh mắt giúp bạn kết nối với người nghe và thể hiện sự tự tin. Hãy nhìn trực tiếp vào khán giả thay vì nhìn xuống giấy hoặc màn hình. Ánh mắt chủ động còn giúp tạo ra cảm giác gần gũi, tạo sự chú ý và thể hiện sự quan tâm đến người nghe.
Cử chỉ tay nhịp nhàng giúp làm bài thuyết trình sinh động và dễ hiểu hơn. Cử chỉ tay có thể làm rõ một số điểm mà bạn muốn nhấn mạnh hoặc giúp thể hiện cảm xúc trong câu chuyện. Tuy nhiên, cần tránh sử dụng cử chỉ quá mạnh hoặc quá nhanh, dễ gây phân tán sự chú ý.
Tư thế đứng thẳng, không nghiêng người hoặc khoanh tay giúp bạn thể hiện sự tự tin. Cố gắng giữ dáng đứng thoải mái, nhưng vững vàng để tạo ấn tượng tốt hơn với khán giả.
#6 Kỹ năng đặt câu hỏi và xử lý câu hỏi từ khán giả
Khi đặt câu hỏi trong bài thuyết trình, hãy đảm bảo câu hỏi của bạn trực tiếp, dễ hiểu và ngắn gọn. Tránh các câu hỏi quá dài hoặc phức tạp, vì chúng có thể làm khán giả cảm thấy bị mất tập trung.
Ví dụ, khi nói về kỹ năng thuyết trình, bạn có thể hỏi: “Ai đã từng gặp khó khăn khi học kỹ năng thuyết trình?”. Đây là câu hỏi đơn giản, dễ hiểu và liên quan trực tiếp đến chủ đề.
Khi nhận câu hỏi từ khán giả, bạn cần cảm ơn người đặt câu hỏi trước khi trả lời. Điều này giúp tạo không khí thân thiện và tôn trọng. Trả lời câu hỏi một cách cụ thể, tránh vòng vo hay trả lời chung chung.
Nếu bạn không biết câu trả lời, hãy thừa nhận và hứa sẽ tìm thêm thông tin để phản hồi sau buổi thuyết trình. Điều này giúp bạn duy trì sự chuyên nghiệp và sự tin tưởng từ khán giả.
Việc đặt câu hỏi trong suốt bài thuyết trình, không chỉ vào cuối buổi, có thể giúp bạn giữ được sự chú ý của khán giả và giúp họ cảm thấy mình tham gia vào buổi nói chuyện.
#7 Kỹ năng kết thúc thuyết trình
Trước khi kết thúc, hãy tóm tắt lại những điểm quan trọng mà bạn đã chia sẻ trong suốt buổi thuyết trình. Điều này giúp khán giả củng cố thông tin và nhớ rõ thông điệp bạn muốn truyền tải. Ví dụ, bạn có thể nói: “Vậy là, sau hôm nay, bạn đã biết cách làm thế nào để cải thiện kỹ năng thuyết trình của mình.”
Một kết thúc mạnh mẽ cần kêu gọi hành động cụ thể. Điều này không chỉ giúp người nghe cảm thấy cần thiết phải thực hiện những gì bạn đã nói mà còn giúp thông điệp của bạn in sâu vào tâm trí họ. Ví dụ: “Hãy bắt đầu thay đổi từ hôm nay, vì chính tương lai của chúng ta phụ thuộc vào hành động của bạn.” Đây là một thông điệp mạnh mẽ thúc đẩy người nghe hành động ngay lập tức.
Một cách kết thúc khác là để lại câu hỏi mở cho khán giả hoặc lời mời suy ngẫm về chủ đề mà bạn vừa trình bày. Ví dụ: “Vậy, bạn nghĩ mình có thể làm gì để cải thiện kỹ năng thuyết trình của mình ngay hôm nay?” Điều này khuyến khích người nghe tiếp tục suy nghĩ về vấn đề sau khi bài thuyết trình kết thúc.
Một trích dẫn nổi tiếng hoặc một câu nói sâu sắc có thể tạo dấu ấn mạnh mẽ cho phần kết thúc. Ví dụ: “Chúng ta không thể thay đổi thế giới, nhưng chúng ta có thể thay đổi chính mình.”
Nội dung nổi bật của lớp học kỹ năng thuyết trình
Lớp học kỹ năng thuyết trình tại PTS Education cung cấp một chương trình học toàn diện, chia thành hai phần lý thuyết và thực hành, giúp học viên trang bị những kỹ năng quan trọng để thuyết trình tự tin và hiệu quả.
Buổi lý thuyết
Đầu tiên, học viên được tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản để tạo dựng một bài thuyết trình thành công, từ việc chuẩn bị nội dung đến cách truyền đạt thông điệp hiệu quả.
Các mentor tại PTS cũng sẽ hướng dẫn các bước chuẩn bị một bài thuyết trình từ khâu chọn đề tài, nghiên cứu thông tin, xây dựng kịch bản đến thiết kế slide trình chiếu.
Đặc biệt, lớp học kỹ năng thuyết trình của PTS cung cấp kỹ thuật phân tích đối tượng khán giả và xác định mục tiêu của bài thuyết trình. Học viên cũng sẽ học cách sắp xếp các phần của bài thuyết trình một cách hợp lý và mạch lạc.
Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể (giao tiếp qua ánh mắt, cử chỉ tay, tư thế) và giọng nói (tốc độ, âm lượng, ngắt nghỉ) sẽ được các mentor giàu kinh nghiệm giải thích chi tiết để học viên có thể thu hút sự chú ý của khán giả và truyền tải cảm xúc một cách hiệu quả.
Cuối cùng, lớp học kỹ năng thuyết trình luôn cung cấp các phương pháp để xử lý các tình huống khó khăn như câu hỏi bất ngờ từ khán giả, sự cố kỹ thuật, hoặc khi không tự tin trước đám đông.
Buổi thực hành
Tại buổi thực hành, học viên sẽ có Cơ hội thực hành trực tiếp với sự hướng dẫn từ mentor. Học viên sẽ thực hành thuyết trình trực tiếp trước lớp, áp dụng các kỹ năng đã học và nhận phản hồi ngay lập tức từ mentor và bạn học.
Sau mỗi bài thuyết trình, mentor sẽ đưa ra những lời khuyên và đánh giá chi tiết để giúp học viên cải thiện kỹ năng của mình. Điều này giúp học viên nhận ra điểm mạnh và điểm cần cải thiện trong phong cách thuyết trình.
Lớp học thuyết trình tại PTS Education là cơ hội tuyệt vời để học viên nâng cao sự tự tin, hoàn thiện kỹ năng thuyết trình, và áp dụng những kiến thức mới vào công việc hoặc học tập của mình.
Chia sẻ từ học viên sau Lớp học Chapter về kỹ năng thuyết trình
Sau khi tham gia lớp học Chapter về kỹ năng thuyết trình tại PTS Education, các học viên đã chia sẻ những cảm nhận tích cực về những gì họ học được và cách mà lớp học đã giúp họ cải thiện kỹ năng thuyết trình của mình.
Nhiều học viên cho biết lớp học giúp họ tự tin hơn khi đứng trước đám đông. “Trước khi tham gia, mình rất lo lắng mỗi khi phải thuyết trình, nhưng sau lớp học thì mình có thể tự tin trình bày ý tưởng trước bất kỳ khán giả nào”, một học viên hiện đang học cấp 3 chia sẻ.
Một điểm nổi bật trong lớp học là kỹ năng xử lý câu hỏi từ khán giả. Các học viên học được cách phản hồi nhanh chóng, tránh bị “lúng túng” khi đối mặt với câu hỏi bất ngờ. “Giờ đây, mình đã có thể trả lời câu hỏi từ các bạn ngồi dưới mà không cảm thấy hoang mang”, một học viên khác của PTS hiện đang theo học thạc sĩ chia sẻ.
Lớp học giúp học viên biết cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể và giọng nói để thu hút người nghe. “Khi mình biết cách sử dụng ánh mắt, cử chỉ và điều chỉnh âm lượng giọng nói, bài thuyết trình của mình bỗng trở nên sinh động hơn rất nhiều”.
Phần thực hành trực tiếp trong lớp học đã giúp các học viên áp dụng những kỹ năng đã học vào thực tế và nhận phản hồi từ giảng viên. “Lớp học không chỉ là lý thuyết mà còn là cơ hội để tôi thực hành ngay lập tức. Mentor tại PTS rất nhiệt tình và luôn giúp tôi cải thiện từng chi tiết nhỏ”, một học viên chuẩn bị du học chia sẻ cùng PTS.
Lợi ích khi tham gia lớp học tại PTS Education
Tham gia các lớp học tại PTS Education mang lại nhiều lợi ích đáng giá giúp bạn phát triển toàn diện các kỹ năng cần thiết khi đi du học và làm việc.
Chương trình học linh hoạt và phù hợp với nhu cầu cá nhân
PTS Education cung cấp nhiều chương trình học linh hoạt, từ các khóa học ngắn hạn đến chương trình dài hạn, phù hợp với nhu cầu học tập của mọi học viên, từ sinh viên đến người đi làm.
Thực hành và phản hồi trực tiếp
Các lớp học tại PTS Education không chỉ lý thuyết mà còn có phần thực hành trực tiếp. Học viên có cơ hội thuyết trình thực tế và nhận phản hồi từ giảng viên, giúp cải thiện kỹ năng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Cơ hội cải thiện kỹ năng mềm
Các khóa học tại PTS không chỉ chú trọng vào việc nâng cao kiến thức chuyên môn mà còn rèn luyện kỹ năng mềm như quản lý thời gian, làm việc nhóm, và giao tiếp phi ngôn ngữ. Những kỹ năng này giúp học viên tự tin hơn trong công việc và cuộc sống.
Trở thành một phần của PTS Education ngay hôm nay
Trở thành một phần của PTS Education ngay hôm nay mang lại rất nhiều cơ hội và lợi ích cho bạn. Với sứ mệnh giúp học viên phát triển toàn diện các kỹ năng cần thiết để thành công trong học tập và sự nghiệp, PTS Education cung cấp một môi trường học tập chuyên nghiệp và sáng tạo.
PTS Education giúp học viên rèn luyện kỹ năng thuyết trình qua các khóa học chuyên sâu, từ cơ bản đến nâng cao. Bạn sẽ học cách chuẩn bị, xây dựng bài thuyết trình hiệu quả, đồng thời cải thiện khả năng giao tiếp, cả bằng ngôn ngữ cơ thể và giọng nói.
Một trong những điểm mạnh của PTS là môi trường học tập thực hành. Bạn sẽ có cơ hội thực hành trực tiếp, tham gia các buổi thuyết trình, và nhận phản hồi từ giảng viên và các học viên khác để cải thiện kỹ năng của mình.
PTS Education còn mang đến các cơ hội học bổng du học hấp dẫn tại các quốc gia như Mỹ, Phần Lan, Đức… giúp bạn mở rộng tầm nhìn và trải nghiệm học tập quốc tế.
Với những lợi ích thiết thực và môi trường học tập năng động, việc gia nhập PTS Education sẽ là một bước đi quan trọng giúp bạn đạt được các mục tiêu học tập và nghề nghiệp trong tương lai. Hãy trở thành một phần của PTS Education ngay hôm nay để bắt đầu hành trình chinh phục những cơ hội mới!
Xem thêm: Lớp Học Interview Skills – Bí Quyết Phỏng Vấn Du Học Thành Công
Quỳnh Trang – PTS Education.